“Cách mạng rất cần trí thức và chỉ ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức.
“Cách mạng rất cần trí thức và chỉ ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức. Nhưng trọng trí thức như thế nào? Không phải tất cả đều là trọng. Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Đây là lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong buổi Khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, Dân, Chính ở cơ quan Trung ương, ngày 6-2-1953; là giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã dự cảm về một giai đoạn mới của cách mạng nước ta sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi - giai đoạn kiến thiết và xây dựng. Do vậy, rất cần phải củng cố sự đoàn kết, thống nhất và phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc trong đó có đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, lại có một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, chưa chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Thậm chí, một bộ phận cán bộ, đảng viên có thành kiến, chưa nhìn nhận, đánh giá đúng về trí thức, làm cho nhiều trí thức trong các cơ quan nhà nước cho rằng Đảng không coi trọng trí thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của trí thức trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nhân dân và mối quan hệ giữa trí thức với cách mạng. Đồng thời cũng đưa ra tiêu chuẩn về người trí thức chân chính. Lời dạy của Người không chỉ giúp chúng ta có nhận thức và thái độ đúng về trí thức, mà còn là một cơ sở để Đảng ta hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng. Đồng thời, đây cũng là phương hướng, mục tiêu phấn đấu của mỗi trí thức và là cơ sở để đấu tranh với những nhận thức, quan điểm, tư tưởng sai trái về trí thức.
![Description: E:\Hồ sơ CCB\Hồ sơ năm 2025\Công tác tuyên truyền\19 chủ tịch.jpg]()
![Description: E:\Hồ sơ CCB\Hồ sơ năm 2025\Công tác tuyên truyền\chutichhcmvoitrithuc.jpg]()
Hiện nay đội ngũ trí thức trẻ, với sự nhanh nhẹn và khả năng tiếp thu công nghệ mới, đang trở thành động lực chính trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Họ không chỉ là những chuyên gia, nhà nghiên cứu, mà còn là những doanh nhân sáng tạo, những người khởi nghiệp đầy tài năng và đam mê, sẵn sàng đưa ra những ý tưởng đột phá và thực hiện chúng thành hiện thực.
Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế số hiện diện trong mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục... Chính xu hướng phát triển của nền kinh tế số là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới.